Lễ hội Hallowwen này bắt nguồn từ phong tục tế lễ mùa màng của người dân Ireland ( hồi đó là người celts ) , còn có tên là Lễ hội Samhain (Samhain là vị vua ở âm phủ). Khi đạo Thiên Chúa vào Ireland, các giáo sĩ không thể ngăn được tập tục này, đành đổi tên lễ hội thành "All Hallows' Eve", nghĩa là "Đêm trước ngày lễ các thánh". Theo thời gian, người ta gọi tắt là Halloween, và ai cũng hiểu rằng đó chính là đêm hội yêu ma. Bên đạo Thiên Chúa thì ngày 1/11 là ngày tưởng niệm các Thánh nam nữ .
Truyền Thuyết
- Từ xa xưa, ở Ireland, có truyền thuyết về một người nông dân say xỉn tên là Jack. Những vụ giao thương lừa đảo của anh ta với quỷ dữ đã khiến anh không thể lên thiên đường hoặc xuống địa ngục khi chết. Bị buộc phải đi trong bóng tối của con đường chuộc tội nhằm trở về trần thế, Jack đã làm một chiếc đèn lồng từ củ cải và châm một cục than để soi đường cho linh hồn lạc lối của mình. Mỗi khi mùa Halloween đến, nông dân ở các ngôi làng Ireland tin rằng những linh hồn như Jack sẽ có thể tìm cách trở về, nên họ khắc nên những chiếc đèn lồng củ cải để xua đuổi anh ta và những bóng ma lang thang khác.
- Truyền thống sau này được đổi thành bí ngô khi mà những người nhập cư Ireland nhận thấy thứ quả màu da cam này mọc lên nhan nhản ở Bắc Mỹ. Ngày nay, bí ngô là một ngành kinh doanh lớn trong lễ hội Halloween, mang lại vụ mùa trị giá 106 triệu USD hằng năm cho nông dân.
- Giống như rất nhiều ngày lễ có cùng nguồn gốc từ tôn giáo khác, Nhà thờ đã tiếp cận điều này theo kiểu: "Nếu con không thể đánh thắng được nó, thì hãy kết thân với nó". Điều này rất giống với Mardi Gras ở chỗ người ta có thể quan sát từ rất nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là ở Rio de Janeiro và New Orleans. Những người tham gia một cách phóng túng cả về thể chất và tinh thần, thậm chí chẳng hiểu được tại sao họ lại tổ chức kỷ niệm, lý do là họ không nhận thấy rằng Mardi Gras là sự tôn kính tuần chay sắp đến, khi đó các con chiên ngoan đạo sẽ từ bỏ những thỏa mãn trần tục như biểu hiện của sự hy sinh cho 40 ngày dẫn tới lễ kỷ niệm Bữa tiệc cuối cùng của chúa Jesus.
Anh dep lễ Halloween của bé gái
- Theo truyền thống, lễ tạ mùa vào cuối hạ của những người Celt cổ đại được gọi là Samhain, cũng diễn ra vào ngày 1/11 hằng năm. Người ta tin rằng trong ngày đó, toàn bộ thế giới các vị thần có thể tới thăm loài người. Và đó cũng là thời gian linh hồn của người chết sẽ về thăm nhà, để lại những lời nhắn nhủ trong giấc mơ. Nhiều thày bói còn cảm thấy đó là thời gian tốt nhất để dự đoán về những sự kiện trong tương lai.
Nhung hinh anh dep trong mùa lễ halloween
- Các tu sĩ Druid thừa nhận lễ hội này có quan hệ chặt chẽ với vụ mùa, trăng tròn và những thay đổi về thiên văn. Rồi sau khi xâm chiếm nước Anh, người La Mã đã kết hợp phong tục của người Celt với lễ tạ mùa của chính họ có tên là Cerelia diễn ra vào 4/10."Trick or Treat"
- Cũng theo truyền thuyết trên, hằng năm cứ đến đêm Halloween (31/10), ma cà rồng, phù thủy, ma sói lại thoát ra khỏi nơi trú ẩn, đến gõ cửa từng nhà để đòi của ngọt và thức ăn. Nếu ai không cho, cả năm chúng sẽ đến quấy phá. Vậy là cứ đến đêm hội, dân chúng lại hóa trang thành ma quỉ, ra đường nhảy múa. Ở Mỹ, đây là một lễ hội lớn, ngang bằng với Carneval. Câu nói quen thuộc mà peter cũng rất thích: "Trick or Treat" dịch sát nghĩa là "Mưu mẹo hay Thiết Đãi"
- Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa với "lũ ma" nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong). Nên VN mình dịch là :" Cho kẹo hay bị ghẹo" (Câu nói của trẻ em trong ngày lễ Halloween khi đi các nhà xin bánh kẹo và dọa sẽ phá phách nếu không cho)
Trick or Treat
- Halloween là thời điểm có thể liên lạc với người chết dễ nhất do khi đó bức màn ngăn cách được coi là ở độ mỏng nhất. Nhưng vẫn có những người muốn được dẫn lối cho họ trong ngày lễ này.
hình anh dep quả bí ngô và các chú chó
- Chỉ mấy năm gần đây, lễ hội này mới "di cư ngược" trở lại châu Âu. Ngày càng có nhiều người tổ chức Halloween. Các nhà nghiên cứu về dân tộc học giải thích, sở dĩ có hiện tượng này là do đời sống văn hoá ở châu Âu ngày càng đơn điệu. Người ta có xu hướng trở về các lễ hội có tính quần chúng để tạo ra "trong cõi thời gian trống rỗng" một kỷ niệm nào đó đáng nhớ. Và nó đang mon men vào Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét